Tổng hợp các loại thuế kê khai theo từng lần phát sinh
Sau khi thành lập công ty và đi vào hoạt động, doanh nghiệp căn cứ vào Luật quản lý thuế hiện hành để kê khai thuế theo tháng, quý, năm và từng lần phát sinh đối với các trường hợp cụ thể. Vậy, các loại thuế kê khai theo từng lần phát sinh hiện nay gồm những loại nào? Thời hạn và thủ tục ra sao? Kính mới quý khách tham khảo bài viết dưới đây
Các loại thuế kê khai theo từng lần phát sinh
Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các loại thuế kê khai theo từng lần phát sinh hiện nay gồm có:
- Thuế GTGT của người nộp thuế theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hoặc của người nộp thuế thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp dựa trên GTGT theo quy định pháp luật về thuế GTGT nhưng có phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT từ việc chuyển nhượng bất động sản.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với người nộp thuế kinh doanh xuất khẩu mà chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu sản xuất và sau đó không xuất khẩu mà bán tiêu thụ ở trong nước.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cơ sở kinh doanh mua tàu bay, ô tô, du thuyền sản xuất trong nước, thuộc đối tượng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà sau đó chuyển mục đích sử dụng sang đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế đối với các hàng hoá xuất, nhập khẩu, gồm: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT.
Nếu hàng xuất, nhập khẩu không phải khai theo từng lần phát sinh thì phải thực hiện theo Bộ Tài chính hướng dẫn.
- Thuế tài nguyên đối với tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ hoặc tịch thu; khai thác tài nguyên không thường xuyên mà đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép/không thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác theo quy định.
- Thuế GTGT, thuế TNDN không phát sinh thường xuyên đối với người nộp thuế áp dụng phương pháp trực tiếp dựa trên GTGT theo quy định pháp luật về thuế GTGT và tỷ lệ trên doanh thu theo quy định về thuế TNDN.
Trừ trường hợp trong tháng phát sinh nhiều lần thì người nộp thuế được kê khai theo tháng.
- Thuế TNDN từ việc chuyển nhượng bất động sản của người nộp thuế mà áp dụng theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo quy định về thuế TNDN.
- Thuế TNCN do cá nhân trực tiếp kê khai thuế hoặc các tổ chức/cá nhân khai thuế thay và nộp thuế thay đổi với nguồn từ nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng vốn và các khoản thu nhập từ việc đầu tư vốn.
Thu nhập từ bản quyền và nhượng quyền thương mại, trúng thưởng từ nước ngoài, quà tặng, nhận thừa kế.
- Các loại thuế và khoản thu của cá nhân cho thuê tài sản hoặc hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định và việc kinh doanh không thường xuyên.
- Lệ phí trước bạ (kể cả đối với trường hợp thuộc diện được miễn lệ phí trước bạ).
- Phí bảo vệ môi trường đối với các hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra không thường xuyên làm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép/không thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác.
- Tiền sử dụng đất và tiền thuê đất/mặt nước trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
- Thuế GTGT, thuế TNDN của tổ chức/cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam hoặc có thu nhập ở Việt Nam áp dụng theo phương pháp kê khai trực tiếp.
Thuế TNDN đối với nhà thầu nước ngoài áp dụng theo phương pháp kê khai hỗn hợp khi bên Việt Nam thanh toán tiền cho nhà thầu ở nước ngoài.
Nếu bên Việt Nam thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài nhiều lần trong một tháng thì được kê khai theo tháng.
- Thuế TNDN từ việc chuyển nhượng vốn đối với nhà thầu nước ngoài.
- Thuế TNDN đối với khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền lợi khi tham gia vào hợp đồng dầu khí.
Bên chuyển nhượng có trách nhiệm phải kê khai và nộp thuế đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí.
Nếu việc chuyển nhượng làm thay đổi chủ sở hữu của nhà thầu đang nắm quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí tại Việt Nam thì nhà thầu đứng tên trong hợp đồng tại Việt Nam có trách nhiệm: Thông báo với cơ quan thuế nếu phát sinh hoạt động chuyển nhượng, kê khai và nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng đối với thu nhập phát sinh có liên quan đến hợp đồng dầu khí tại Việt Nam.
- Tiền hoa hồng dầu khí và khoản tiền thu về việc đọc, sử dụng tài liệu dầu khí.
- Khoản phụ thu, thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính từ tiền kết dư đối với phần dầu để lại trong hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro ở Lô 09.1: Chậm nhất ngày thứ 10 tính từ ngày Hội đồng Liên doanh quyết định tiền kết dư phần đầu để lại theo Nghị quyết của từng kỳ hợp Hội đồng Liên doanh mà không được chậm hơn ngày 31/12 hàng năm.
- Khai tạm tính đối với sản lượng dầu khi khai thác, tỷ lệ tạm nộp thuế chậm nhất ngày 01/12 của kỳ tính thuế của năm trước.
- Cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn của nhà nước đầu tư tại Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên do bộ hoặc cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc của Chính phủ, địa phương làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước khi Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên chi trả cổ tức/lợi nhuận.
Người đại diện cho phần vốn của Nhà nước trong Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có trách nhiệm trong việc biểu quyết để chi trả cổ tức và lợi nhuận khi có đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Đồng thời, đề nghị và đôn đốc Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên nộp phần cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn góp của Nhà nước về ngân sách.
Nếu Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước mà vi phạm thời hạn về việc chia cổ tức, lợi nhuận thì người đại diện phần vốn góp Nhà nước có trách nhiệm phải báo cáo với Bộ Tài chính và cơ quan đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên để xử lý.
Trường hợp nào phải nộp thuế theo từng lần phát sinh?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC trường hợp phải nộp thuế theo từng lần phát sinh được quy định như sau:
- Được áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định. Việc kinh doanh không thường xuyên được xác định theo đặc điểm hoạt động sản xuất và kinh doanh từng lĩnh vực và ngành nghề, do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp kê khai thuế theo hướng dẫn của Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Địa điểm kinh doanh cố định là nơi mà cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh, ví dụ như: Địa điểm giao dịch, cửa hiệu, cửa hàng, nhà kho, nhà xưởng, bến, bãi, địa điểm tương tự khác.
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm có những người sau:
+ Cá nhân hoạt động kinh doanh một cách lưu động;
+ Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;
+ Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;
+ Cá nhân có thu nhập từ các sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số mà không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Cách tính thuế theo từng lần phát sinh
- Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh là doanh thu được tính thuế và tỷ lệ thuế tính dựa trên doanh thu.
- Cụ thể việc xác định số thuế phải nộp như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế GTGT, doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ/cá nhân kinh doanh được xác định là doanh thu đã bao gồm:
+ Thuế (trường hợp thuộc diện phải chịu thuế) của toàn bộ số tiền bán hàng, tiền hoa hồng, gia công, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế có được từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, kể cả các khoản thưởng và hỗ trợ đạt doanh số;
+ Các khoản khuyến mại và chiết khấu thương mại/thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền/không bằng tiền;
+ Các khoản tiền để trợ giá, phụ trội, phụ thu và phí thu thêm được hưởng;
+ Các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng và các khoản bồi thường khác (chỉ được tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
+ Doanh thu khác mà hộ/cá nhân kinh doanh được hưởng mà không phân biệt đã thu lại được tiền hay chưa.
- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu: Được tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN được áp dụng chi tiết trong từng lĩnh vực và ngành nghề theo hướng dẫn được nêu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Nếu hộ/cá nhân kinh doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề thì hộ/cá nhân kinh doanh thực hiện việc kê khai, tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng trong từng lĩnh vực và ngành nghề.
Nếu hộ/cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế trong từng lĩnh vực và ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế thì cơ quan thuế ấn định doanh thu tính thuế đối với từng lĩnh vực và ngành nghề.
Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh gồm có các tài liệu dưới đây:
- Tờ khai thuế (sử dụng mẫu số 01/CNKD được ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC).
- Các tài liệu kèm theo hồ sơ kê khai thuế theo từng lần phát sinh, gồm có:
+ Hợp đồng kinh tế về việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ (bản sao).
+ Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng (bản sao).
+ Tài liệu chứng minh về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, ví dụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản (đối với hàng hoá là nông sản trong nước); Bảng kê hàng hóa mua bán và trao đổi của cư dân biên giới nhập khẩu vào Việt Nam; Hoá đơn của người bán hàng giao (đối với hàng nhập khẩu mua của tổ chức/cá nhân kinh doanh trong nước); các tài liệu liên quan chứng minh hàng do cá nhân tự sản xuất;... (bản sao).
Ngoài ra, cơ quan thuế cung có quyền yêu cầu người nộp thuế xuất trình bản chính để đối chiếu và xác minh tính chính xác của tài liệu.
Có những phương pháp kê khai thuế nào?
Hiện nay, có 02 phương pháp kê khai thuế, đó là:
- Phương pháp khấu trừ: Được áp dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đa dạng. Đối với phương pháp này, người nộp thuế được khấu trừ tiền thuế GTGT đầu vào, giúp cho người nộp thuế chủ động việc cân đối số thuế GTGT phải nộp.
- Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này không cần đầu vào phải có hoá đơn GTGT, tuy nhiên, số thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ và phải hạch toán thẳng vào chi phí, dẫn đến giá thành của hàng hoá cao, đồng thời cũng không được hoàn thuế đối với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
Trên đây là những nội dung kê khai theo từng lần phát sinh. Quý khách cần tư vấn dịch vụ vui lòng liên hệ:
Hotline O969.541.541 Call/Zalo/Viber Mr Chiêm
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Các loại thuế kê khai theo từng lần phát sinh
Theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các loại thuế kê khai theo từng lần phát sinh hiện nay gồm có:
- Thuế GTGT của người nộp thuế theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hoặc của người nộp thuế thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp dựa trên GTGT theo quy định pháp luật về thuế GTGT nhưng có phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT từ việc chuyển nhượng bất động sản.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với người nộp thuế kinh doanh xuất khẩu mà chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu sản xuất và sau đó không xuất khẩu mà bán tiêu thụ ở trong nước.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cơ sở kinh doanh mua tàu bay, ô tô, du thuyền sản xuất trong nước, thuộc đối tượng không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà sau đó chuyển mục đích sử dụng sang đối tượng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế đối với các hàng hoá xuất, nhập khẩu, gồm: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT.
Nếu hàng xuất, nhập khẩu không phải khai theo từng lần phát sinh thì phải thực hiện theo Bộ Tài chính hướng dẫn.
- Thuế tài nguyên đối với tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ hoặc tịch thu; khai thác tài nguyên không thường xuyên mà đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép/không thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác theo quy định.
- Thuế GTGT, thuế TNDN không phát sinh thường xuyên đối với người nộp thuế áp dụng phương pháp trực tiếp dựa trên GTGT theo quy định pháp luật về thuế GTGT và tỷ lệ trên doanh thu theo quy định về thuế TNDN.
Trừ trường hợp trong tháng phát sinh nhiều lần thì người nộp thuế được kê khai theo tháng.
- Thuế TNDN từ việc chuyển nhượng bất động sản của người nộp thuế mà áp dụng theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo quy định về thuế TNDN.
- Thuế TNCN do cá nhân trực tiếp kê khai thuế hoặc các tổ chức/cá nhân khai thuế thay và nộp thuế thay đổi với nguồn từ nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng vốn và các khoản thu nhập từ việc đầu tư vốn.
Thu nhập từ bản quyền và nhượng quyền thương mại, trúng thưởng từ nước ngoài, quà tặng, nhận thừa kế.
- Các loại thuế và khoản thu của cá nhân cho thuê tài sản hoặc hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định và việc kinh doanh không thường xuyên.
- Lệ phí trước bạ (kể cả đối với trường hợp thuộc diện được miễn lệ phí trước bạ).
- Phí bảo vệ môi trường đối với các hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra không thường xuyên làm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép/không thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác.
- Tiền sử dụng đất và tiền thuê đất/mặt nước trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
- Thuế GTGT, thuế TNDN của tổ chức/cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam hoặc có thu nhập ở Việt Nam áp dụng theo phương pháp kê khai trực tiếp.
Thuế TNDN đối với nhà thầu nước ngoài áp dụng theo phương pháp kê khai hỗn hợp khi bên Việt Nam thanh toán tiền cho nhà thầu ở nước ngoài.
Nếu bên Việt Nam thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài nhiều lần trong một tháng thì được kê khai theo tháng.
- Thuế TNDN từ việc chuyển nhượng vốn đối với nhà thầu nước ngoài.
- Thuế TNDN đối với khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền lợi khi tham gia vào hợp đồng dầu khí.
Bên chuyển nhượng có trách nhiệm phải kê khai và nộp thuế đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí.
Nếu việc chuyển nhượng làm thay đổi chủ sở hữu của nhà thầu đang nắm quyền lợi tham gia vào hợp đồng dầu khí tại Việt Nam thì nhà thầu đứng tên trong hợp đồng tại Việt Nam có trách nhiệm: Thông báo với cơ quan thuế nếu phát sinh hoạt động chuyển nhượng, kê khai và nộp thuế thay cho bên chuyển nhượng đối với thu nhập phát sinh có liên quan đến hợp đồng dầu khí tại Việt Nam.
- Tiền hoa hồng dầu khí và khoản tiền thu về việc đọc, sử dụng tài liệu dầu khí.
- Khoản phụ thu, thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính từ tiền kết dư đối với phần dầu để lại trong hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro ở Lô 09.1: Chậm nhất ngày thứ 10 tính từ ngày Hội đồng Liên doanh quyết định tiền kết dư phần đầu để lại theo Nghị quyết của từng kỳ hợp Hội đồng Liên doanh mà không được chậm hơn ngày 31/12 hàng năm.
- Khai tạm tính đối với sản lượng dầu khi khai thác, tỷ lệ tạm nộp thuế chậm nhất ngày 01/12 của kỳ tính thuế của năm trước.
- Cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn của nhà nước đầu tư tại Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên do bộ hoặc cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc của Chính phủ, địa phương làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước khi Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên chi trả cổ tức/lợi nhuận.
Người đại diện cho phần vốn của Nhà nước trong Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có trách nhiệm trong việc biểu quyết để chi trả cổ tức và lợi nhuận khi có đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Đồng thời, đề nghị và đôn đốc Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên nộp phần cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn góp của Nhà nước về ngân sách.
Nếu Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước mà vi phạm thời hạn về việc chia cổ tức, lợi nhuận thì người đại diện phần vốn góp Nhà nước có trách nhiệm phải báo cáo với Bộ Tài chính và cơ quan đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên để xử lý.
Trường hợp nào phải nộp thuế theo từng lần phát sinh?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC trường hợp phải nộp thuế theo từng lần phát sinh được quy định như sau:
- Được áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định. Việc kinh doanh không thường xuyên được xác định theo đặc điểm hoạt động sản xuất và kinh doanh từng lĩnh vực và ngành nghề, do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp kê khai thuế theo hướng dẫn của Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Địa điểm kinh doanh cố định là nơi mà cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh, ví dụ như: Địa điểm giao dịch, cửa hiệu, cửa hàng, nhà kho, nhà xưởng, bến, bãi, địa điểm tương tự khác.
- Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh gồm có những người sau:
+ Cá nhân hoạt động kinh doanh một cách lưu động;
+ Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;
+ Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;
+ Cá nhân có thu nhập từ các sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số mà không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Cách tính thuế theo từng lần phát sinh
- Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh là doanh thu được tính thuế và tỷ lệ thuế tính dựa trên doanh thu.
- Cụ thể việc xác định số thuế phải nộp như sau:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế GTGT, doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ/cá nhân kinh doanh được xác định là doanh thu đã bao gồm:
+ Thuế (trường hợp thuộc diện phải chịu thuế) của toàn bộ số tiền bán hàng, tiền hoa hồng, gia công, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế có được từ các hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, kể cả các khoản thưởng và hỗ trợ đạt doanh số;
+ Các khoản khuyến mại và chiết khấu thương mại/thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền/không bằng tiền;
+ Các khoản tiền để trợ giá, phụ trội, phụ thu và phí thu thêm được hưởng;
+ Các khoản bồi thường do vi phạm hợp đồng và các khoản bồi thường khác (chỉ được tính vào doanh thu tính thuế TNCN);
+ Doanh thu khác mà hộ/cá nhân kinh doanh được hưởng mà không phân biệt đã thu lại được tiền hay chưa.
- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu: Được tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN được áp dụng chi tiết trong từng lĩnh vực và ngành nghề theo hướng dẫn được nêu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Nếu hộ/cá nhân kinh doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề thì hộ/cá nhân kinh doanh thực hiện việc kê khai, tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng trong từng lĩnh vực và ngành nghề.
Nếu hộ/cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế trong từng lĩnh vực và ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế thì cơ quan thuế ấn định doanh thu tính thuế đối với từng lĩnh vực và ngành nghề.
Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2021/TT-BTC, hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh gồm có các tài liệu dưới đây:
- Tờ khai thuế (sử dụng mẫu số 01/CNKD được ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC).
- Các tài liệu kèm theo hồ sơ kê khai thuế theo từng lần phát sinh, gồm có:
+ Hợp đồng kinh tế về việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ (bản sao).
+ Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng (bản sao).
+ Tài liệu chứng minh về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, ví dụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản (đối với hàng hoá là nông sản trong nước); Bảng kê hàng hóa mua bán và trao đổi của cư dân biên giới nhập khẩu vào Việt Nam; Hoá đơn của người bán hàng giao (đối với hàng nhập khẩu mua của tổ chức/cá nhân kinh doanh trong nước); các tài liệu liên quan chứng minh hàng do cá nhân tự sản xuất;... (bản sao).
Ngoài ra, cơ quan thuế cung có quyền yêu cầu người nộp thuế xuất trình bản chính để đối chiếu và xác minh tính chính xác của tài liệu.
Có những phương pháp kê khai thuế nào?
Hiện nay, có 02 phương pháp kê khai thuế, đó là:
- Phương pháp khấu trừ: Được áp dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh đa dạng. Đối với phương pháp này, người nộp thuế được khấu trừ tiền thuế GTGT đầu vào, giúp cho người nộp thuế chủ động việc cân đối số thuế GTGT phải nộp.
- Phương pháp trực tiếp: Phương pháp này không cần đầu vào phải có hoá đơn GTGT, tuy nhiên, số thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ và phải hạch toán thẳng vào chi phí, dẫn đến giá thành của hàng hoá cao, đồng thời cũng không được hoàn thuế đối với các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.
Trên đây là những nội dung kê khai theo từng lần phát sinh. Quý khách cần tư vấn dịch vụ vui lòng liên hệ:
Hotline O969.541.541 Call/Zalo/Viber Mr Chiêm
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com