Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?
Khi quý khách có nhu cầu đăng ký thành lập công ty, một trong những nội dung bắt buộc phải kê khai đó là vốn điều lệ. Vậy pháp luật có yêu cầu cụ thể vốn thành lập công ty là bao nhiêu hay không? Có mức vốn đăng ký tối thiểu và tối đa không? Kính mời quý khách tham khảo vài viết dưới đây.
Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số ngành đặc thù được quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ là sự cam kết về tài sản của công ty với khách hàng và đối tác. Vì vậy, việc đặt mức vốn điều lệ quá thấp có thể làm giảm niềm tin giữa khách hàng và đối tác, trong khi mức vốn điều lệ cao hơn có thể làm tăng niềm tin, đặc biệt trong hoạt động đấu thầu. Do đó, các công ty có thể xem xét trên khả năng kinh tế và mục đích hoạt động của mình để quyết định mức vốn điều lệ. Doanh nghiệp có thể xác định mức vốn điều lệ căn cứ vào những cơ sở sau:
Khả năng tài chính của công ty;
Phạm vi và quy mô hoạt động;
Chi phí thực tế sau khi hoạt động;
Dự án ký kết với đối tác,…
Ví dụ: Đối với hình thức thành lập công ty TNHH, chủ doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ là 5.000.000 đồng vẫn sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận. Tuy nhiên với mức vốn điều lệ quá thấp sẽ làm cho các đối tác khó tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp và tạo ra nhiều hạn chế khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, cơ quan thuế hoặc mua bán với khách hàng.
Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?
Vốn để thành lập doanh nghiệp bao gồm 4 loại: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn điều lệ
Dựa theo khoản 34 của Điều 4 trong Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên và chủ sở hữu của công ty đã thực hiện cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị của cổ phần đã được bán hoặc đăng ký mua trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Tất cả các tổ chức và cá nhân có thể thực hiện việc góp vốn điều lệ theo các hình thức sau đây:
- Mua và sở hữu Cổ phần hoặc Cổ phiếu của Công ty cổ phần.
- Góp vốn trực tiếp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh.
Tuy nhiên, có những trường hợp không áp dụng các hình thức này, bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được sử dụng ngân sách hoặc tài sản nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích lợi ích riêng của cơ quan hay đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, chuyên viên không nắm các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị nhà nước không được tham gia góp vốn.
- Một số trường hợp cụ thể khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản tham gia góp vốn điều lệ bao gồm tiền mặt hoặc các tài sản khác có khả năng quy đổi thành tiền mặt, như nội tệ, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết hoặc các loại tài sản có giá trị tương đương.
Vai trò của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Cam kết về trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của các cổ đông đối với doanh nghiệp, khách hàng và đối tác thông qua việc cung cấp vật chất.
- Điều kiện hoạt động: Là cơ sở cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân chia lợi ích và rủi ro: Dùng để phân phối lợi nhuận, rủi ro và thua lỗ của doanh nghiệp giữa các cổ đông tham gia góp vốn.
- Nguồn vốn và phát triển: Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố tiềm lực, mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận thị trường.
- Tính pháp nhân và xác lập địa vị pháp lý: là căn cứ để xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
Vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật . Đây là mức vốn được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền và được coi là cần thiết để bắt đầu thực hiện một dự án khi thành lập doanh nghiệp. Giá trị vốn pháp định thường thay đổi tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Vốn pháp định chỉ áp dụng cho một số ngành kinh doanh cụ thể như Chứng khoán, Kinh doanh vàng, Bảo hiểm, Kinh doanh tiền tệ và Kinh doanh bất động sản.. Mục đích quy định vốn pháp định là để giảm rủi ro, trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, vốn góp hoặc vốn kinh doanh cần phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn pháp định tối thiểu trong ngành đó.
Ví dụ: Mở công ty tư vấn đầu từ chứng khoán, yêu cầu vốn pháp định ở mức 10 tỷ. Vì vậy nếu bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần chuẩn bị vốn tối thiểu là 10 tỷ và không giới hạn mức tối đa.
Vốn ký quỹ
Vốn Ký quỹ là số tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn được công ty hoặc tổ chức gửi tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Số tiền gửi này là một biện pháp đảm bảo về tài chính của công ty hoặc tổ chức đến ngân hàng và các bên liên quan. cho các giao dịch và cam kết tài chính giữa công ty hoặc tổ chức với ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm này không thường thấy trong các giao dịch dân sự thông thường, mà thường xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh.
Điểm đặc trưng của việc ký quỹ là việc đảm bảo bằng các tài sản như tiền mặt, kim loại quý, giá trị quyền sở hữu hoặc các giấy tờ có giá trị được định giá bằng tiền mặt. Tài sản này cần phải có sẵn và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Điều này đảm bảo rằng bên liên quan có thể chấp nhận tài sản đã phong tỏa nếu một trong hai bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.
Ký quỹ là một hình thức bảo đảm cho việc thực hiện dự án đầu tư, được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm so với vốn đầu tư của dự án, tuân theo nguyên tắc lũy tiến.Căn cứ vào điều khoản 2 Điều 43 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 và khoản 2 Điều 26 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, quy định về mức ký quỹ như sau:
Mức ký quỹ 3%, đối với phần vốn dưới 300 tỷ đồng
Mức ký quỹ 2%, đối với phần vốn từ 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng
Mức ký quỹ 1% đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng.
Vốn góp nước ngoài
Đây là phần vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc đầu tư toàn bộ để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài nhằm phục vụ công tác kinh doanh thu lợi nhuận. Có 2 hình thức đầu tư nước ngoài: trực tiếp và gián tiếp
Lưu ý: Doanh nghiệp liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý tuyệt đối về vấn đề này, vì số vốn góp vào ảnh hưởng đáng kể đến việc đóng thuế môn bài sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty.
Trên đây là bài viết tư vấn về vốn đăng ký khi thành lập công ty. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin tư vấn có liên quan xin vui lòng liên hệ:
Hotline 0969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số ngành đặc thù được quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, vốn điều lệ là sự cam kết về tài sản của công ty với khách hàng và đối tác. Vì vậy, việc đặt mức vốn điều lệ quá thấp có thể làm giảm niềm tin giữa khách hàng và đối tác, trong khi mức vốn điều lệ cao hơn có thể làm tăng niềm tin, đặc biệt trong hoạt động đấu thầu. Do đó, các công ty có thể xem xét trên khả năng kinh tế và mục đích hoạt động của mình để quyết định mức vốn điều lệ. Doanh nghiệp có thể xác định mức vốn điều lệ căn cứ vào những cơ sở sau:
Khả năng tài chính của công ty;
Phạm vi và quy mô hoạt động;
Chi phí thực tế sau khi hoạt động;
Dự án ký kết với đối tác,…
Ví dụ: Đối với hình thức thành lập công ty TNHH, chủ doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ là 5.000.000 đồng vẫn sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận. Tuy nhiên với mức vốn điều lệ quá thấp sẽ làm cho các đối tác khó tin tưởng vào năng lực của doanh nghiệp và tạo ra nhiều hạn chế khi thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, cơ quan thuế hoặc mua bán với khách hàng.
Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?
Vốn để thành lập doanh nghiệp bao gồm 4 loại: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn đầu tư nước ngoài.
Vốn điều lệ
Dựa theo khoản 34 của Điều 4 trong Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên và chủ sở hữu của công ty đã thực hiện cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị của cổ phần đã được bán hoặc đăng ký mua trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Tất cả các tổ chức và cá nhân có thể thực hiện việc góp vốn điều lệ theo các hình thức sau đây:
- Mua và sở hữu Cổ phần hoặc Cổ phiếu của Công ty cổ phần.
- Góp vốn trực tiếp vào Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh.
Tuy nhiên, có những trường hợp không áp dụng các hình thức này, bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được sử dụng ngân sách hoặc tài sản nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp nhằm mục đích lợi ích riêng của cơ quan hay đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, chuyên viên không nắm các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị nhà nước không được tham gia góp vốn.
- Một số trường hợp cụ thể khác được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản tham gia góp vốn điều lệ bao gồm tiền mặt hoặc các tài sản khác có khả năng quy đổi thành tiền mặt, như nội tệ, ngoại tệ, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết hoặc các loại tài sản có giá trị tương đương.
Vai trò của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Cam kết về trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của các cổ đông đối với doanh nghiệp, khách hàng và đối tác thông qua việc cung cấp vật chất.
- Điều kiện hoạt động: Là cơ sở cần thiết để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
- Phân chia lợi ích và rủi ro: Dùng để phân phối lợi nhuận, rủi ro và thua lỗ của doanh nghiệp giữa các cổ đông tham gia góp vốn.
- Nguồn vốn và phát triển: Đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp củng cố tiềm lực, mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận thị trường.
- Tính pháp nhân và xác lập địa vị pháp lý: là căn cứ để xác lập tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
Vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật . Đây là mức vốn được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền và được coi là cần thiết để bắt đầu thực hiện một dự án khi thành lập doanh nghiệp. Giá trị vốn pháp định thường thay đổi tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh cụ thể.
Vốn pháp định chỉ áp dụng cho một số ngành kinh doanh cụ thể như Chứng khoán, Kinh doanh vàng, Bảo hiểm, Kinh doanh tiền tệ và Kinh doanh bất động sản.. Mục đích quy định vốn pháp định là để giảm rủi ro, trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, vốn góp hoặc vốn kinh doanh cần phải bằng hoặc lớn hơn mức vốn pháp định tối thiểu trong ngành đó.
Ví dụ: Mở công ty tư vấn đầu từ chứng khoán, yêu cầu vốn pháp định ở mức 10 tỷ. Vì vậy nếu bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực này thì cần chuẩn bị vốn tối thiểu là 10 tỷ và không giới hạn mức tối đa.
Vốn ký quỹ
Vốn Ký quỹ là số tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn được công ty hoặc tổ chức gửi tại ngân hàng theo quy định của pháp luật. Số tiền gửi này là một biện pháp đảm bảo về tài chính của công ty hoặc tổ chức đến ngân hàng và các bên liên quan. cho các giao dịch và cam kết tài chính giữa công ty hoặc tổ chức với ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm này không thường thấy trong các giao dịch dân sự thông thường, mà thường xuất hiện trong các dự án đầu tư kinh doanh.
Điểm đặc trưng của việc ký quỹ là việc đảm bảo bằng các tài sản như tiền mặt, kim loại quý, giá trị quyền sở hữu hoặc các giấy tờ có giá trị được định giá bằng tiền mặt. Tài sản này cần phải có sẵn và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Điều này đảm bảo rằng bên liên quan có thể chấp nhận tài sản đã phong tỏa nếu một trong hai bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng.
Ký quỹ là một hình thức bảo đảm cho việc thực hiện dự án đầu tư, được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm so với vốn đầu tư của dự án, tuân theo nguyên tắc lũy tiến.Căn cứ vào điều khoản 2 Điều 43 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 và khoản 2 Điều 26 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, quy định về mức ký quỹ như sau:
Mức ký quỹ 3%, đối với phần vốn dưới 300 tỷ đồng
Mức ký quỹ 2%, đối với phần vốn từ 300 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng
Mức ký quỹ 1% đối với phần vốn trên 1.000 tỷ đồng.
Vốn góp nước ngoài
Đây là phần vốn do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc đầu tư toàn bộ để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài nhằm phục vụ công tác kinh doanh thu lợi nhuận. Có 2 hình thức đầu tư nước ngoài: trực tiếp và gián tiếp
Lưu ý: Doanh nghiệp liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý tuyệt đối về vấn đề này, vì số vốn góp vào ảnh hưởng đáng kể đến việc đóng thuế môn bài sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty.
Trên đây là bài viết tư vấn về vốn đăng ký khi thành lập công ty. Nếu Quý khách còn có vướng mắc hay muốn biết thêm thông tin tư vấn có liên quan xin vui lòng liên hệ:
Hotline 0969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com