Bán hàng online có nộp thuế không?
Việc mua bán hàng online là hình thức rất phổ biến hiện nay. Ngoài việc thành lập công ty thì quý khách có những hình thức khác để đăng ký kinh doanh. Vậy khi bán hàng online có phải nộp thuế không? Việc kê khai và nộp thuế sẽ như thế nào? Đây là những câu hỏi rất nhiều khách hàng quan tâm. Hay cùng Kế Toán Tín Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Trước khi giải đáp thắc mắc bán hàng online có nộp thuế không? Kế Toán Tín Việt xin chia sẽ cho quý khách việc bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không? Nhờ đó, Quý khách có thể biết được trường hợp nào bắt buộc phải đăng ký kinh doanh và trường hợp nào không cần phải đăng ký.
Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?
Trường hợp 1:
Cá nhân bán hàng online theo hình thức tự phát, không có cửa hàng (không có địa điểm cố định) thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh vẫn phải đăng ký mã số thuế theo mẫu số 03-ĐK-TCT (ban hành kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC).
Sau khi đăng ký MST thành công, cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế theo cấu trúc MST-001 để cá nhân nộp tờ khai và nộp tiền thuế.
Trường hợp 2:
Cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh bán hàng online có cửa hàng và hoạt động bán hàng thường xuyên thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Đối với trường hợp này, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đăng ký kinh doanh dưới đây để bán hàng online:
- Hộ kinh doanh cá thể: phù hợp với quy mô nhỏ lẻ, vốn hạn chế, ít nhân viên, ít hàng hóa;
- Thành lập công ty: phù hợp với quy mô kinh doanh lớn, đa dạng hàng hóa, có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, tăng mức độ uy tín đối với khách hàng.
Bán hàng online có nộp thuế không?
Bán hàng online có 2 trường hợp cần phải đăng ký kinh doanh ở trên và bán hàng ở trường hợp nào thì đều phải nộp thuế.
Quy định về cách nộp thuế đối với từng trường hợp như sau:
➤ Trường hợp 1: Cá nhân kinh doanh bán hàng online tự phát, không có cửa hàng và không đăng ký kinh doanh chỉ cần đăng ký MST cá nhân để kê khai thuế.
➤ Trường hợp 2: Cá nhân/tổ chức bán hàng online có cửa hàng, đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp thực hiện đóng thuế theo đúng quy định của từng loại hình.
Tóm lại, bán hàng online bắt buộc phải nộp thuế. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, từng hình thức kinh doanh, doanh thu đạt được mà mức nộp thuế sẽ khác nhau.
Các loại thuế phải nộp khi bán hàng online
Ngoại trừ việc thành lập công ty để bán hàng online thì kê khai thuế theo hóa đơn mua vào và bán ra theo quy định của Luật thuế hiện hành. Các trường hợp bán hàng online tự phát hoặc thành lập hộ kinh doanh cá thể thì các loại thuế phải nộp như sau:
Có 3 loại thuế mà shop bán hàng online theo mô hình hộ kinh doanh cần nộp là: lệ phí môn bài, thuế TNCN và thuế GTGT (VAT).
Lệ phí môn bài
Người bán hàng online sẽ nộp lệ phí môn bài định kỳ hàng năm. Lệ phí môn bài sẽ được tính dựa trên doanh thu hàng năm.
Người bán hàng online có doanh thu hàng năm từ 100 triệu trở lên sẽ phải nộp lệ phí môn bài từ 300.000 đồng - 1.000.000 đồng. Chi tiết về mức lệ phí môn bài cần nộp như sau:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm đóng 1.000.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 300 - 500 triệu đồng/năm đóng 500.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 100 - 300 triệu đồng/năm đóng 300.000 đồng/năm
Lưu ý:
Cửa hàng bán hàng online sẽ được miễn lệ phí môn bài trong các trường hợp sau:
- Năm đầu thành lập hộ kinh doanh;
- Có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) và thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, người bán hàng online có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
Như vậy, nếu doanh thu tính trong năm dương lịch từ 100 triệu trở lên thì người bán hàng online phải có nghĩa vụ nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
Cách tính thuế GTGT, thuế TNCN
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
- Tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% và thuế GTGT là 1% (do bán hàng online thuộc hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa);
- Doanh thu tính thuế TNCN và doanh thu tính thuế GTGT là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền công, tiền hoa hồng và tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Trường hợp người bán hàng không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế, cơ quan thuế sẽ ấn định để xác định số thuế phải nộp.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của Kế Toán Tín Việt. Quý khách cần tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ:
Hotline 0969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM DỊCH VỤ GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Trước khi giải đáp thắc mắc bán hàng online có nộp thuế không? Kế Toán Tín Việt xin chia sẽ cho quý khách việc bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không? Nhờ đó, Quý khách có thể biết được trường hợp nào bắt buộc phải đăng ký kinh doanh và trường hợp nào không cần phải đăng ký.
Bán hàng online có cần đăng ký kinh doanh không?
Trường hợp 1:
Cá nhân bán hàng online theo hình thức tự phát, không có cửa hàng (không có địa điểm cố định) thì không cần đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh vẫn phải đăng ký mã số thuế theo mẫu số 03-ĐK-TCT (ban hành kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC).
Sau khi đăng ký MST thành công, cơ quan thuế sẽ cấp mã số thuế theo cấu trúc MST-001 để cá nhân nộp tờ khai và nộp tiền thuế.
Trường hợp 2:
Cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh bán hàng online có cửa hàng và hoạt động bán hàng thường xuyên thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Đối với trường hợp này, bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đăng ký kinh doanh dưới đây để bán hàng online:
- Hộ kinh doanh cá thể: phù hợp với quy mô nhỏ lẻ, vốn hạn chế, ít nhân viên, ít hàng hóa;
- Thành lập công ty: phù hợp với quy mô kinh doanh lớn, đa dạng hàng hóa, có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, tăng mức độ uy tín đối với khách hàng.
Bán hàng online có nộp thuế không?
Bán hàng online có 2 trường hợp cần phải đăng ký kinh doanh ở trên và bán hàng ở trường hợp nào thì đều phải nộp thuế.
Quy định về cách nộp thuế đối với từng trường hợp như sau:
➤ Trường hợp 1: Cá nhân kinh doanh bán hàng online tự phát, không có cửa hàng và không đăng ký kinh doanh chỉ cần đăng ký MST cá nhân để kê khai thuế.
➤ Trường hợp 2: Cá nhân/tổ chức bán hàng online có cửa hàng, đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp thực hiện đóng thuế theo đúng quy định của từng loại hình.
Tóm lại, bán hàng online bắt buộc phải nộp thuế. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, từng hình thức kinh doanh, doanh thu đạt được mà mức nộp thuế sẽ khác nhau.
Các loại thuế phải nộp khi bán hàng online
Ngoại trừ việc thành lập công ty để bán hàng online thì kê khai thuế theo hóa đơn mua vào và bán ra theo quy định của Luật thuế hiện hành. Các trường hợp bán hàng online tự phát hoặc thành lập hộ kinh doanh cá thể thì các loại thuế phải nộp như sau:
Có 3 loại thuế mà shop bán hàng online theo mô hình hộ kinh doanh cần nộp là: lệ phí môn bài, thuế TNCN và thuế GTGT (VAT).
Lệ phí môn bài
Người bán hàng online sẽ nộp lệ phí môn bài định kỳ hàng năm. Lệ phí môn bài sẽ được tính dựa trên doanh thu hàng năm.
Người bán hàng online có doanh thu hàng năm từ 100 triệu trở lên sẽ phải nộp lệ phí môn bài từ 300.000 đồng - 1.000.000 đồng. Chi tiết về mức lệ phí môn bài cần nộp như sau:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm đóng 1.000.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 300 - 500 triệu đồng/năm đóng 500.000 đồng/năm
- Doanh thu trên 100 - 300 triệu đồng/năm đóng 300.000 đồng/năm
Lưu ý:
Cửa hàng bán hàng online sẽ được miễn lệ phí môn bài trong các trường hợp sau:
- Năm đầu thành lập hộ kinh doanh;
- Có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) và thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT)
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, người bán hàng online có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
Như vậy, nếu doanh thu tính trong năm dương lịch từ 100 triệu trở lên thì người bán hàng online phải có nghĩa vụ nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
Cách tính thuế GTGT, thuế TNCN
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
- Tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% và thuế GTGT là 1% (do bán hàng online thuộc hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa);
- Doanh thu tính thuế TNCN và doanh thu tính thuế GTGT là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền công, tiền hoa hồng và tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Trường hợp người bán hàng không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế, cơ quan thuế sẽ ấn định để xác định số thuế phải nộp.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của Kế Toán Tín Việt. Quý khách cần tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ:
Hotline 0969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo/Viber)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM DỊCH VỤ GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com