Hồ sơ người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Thông tư số 79/2022/TT-BTC, hồ sơ giảm trừ gia cảnh (hay chính là hồ sơ chứng minh người phụ thuộc) có một số thay đổi nhất định. Kính mời quý khách tham khảo bài viết về Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh.
Khái niệm về người phụ thuộc
Người phụ thuộc được hiểu là những người mà cá nhân nộp thuế phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, do không có khả năng tự lo cho cuộc sống của mình. Các đối tượng người phụ thuộc được xác định dựa trên các quy định pháp lý hiện hành, bao gồm:
- Con dưới 18 tuổi: Đây là nhóm người phụ thuộc cơ bản, vì trẻ em dưới 18 tuổi chưa đủ điều kiện lao động hoặc có khả năng tự trang trải cuộc sống.
- Con trên 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động: Đối với con cái vượt quá độ tuổi lao động, nếu không có khả năng tự lao động do khuyết tật, bệnh tật, thì cũng sẽ được coi là người phụ thuộc. Những trường hợp này cần phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng sức khỏe.
- Cha, mẹ, ông bà: Những người này cũng có thể được xem là người phụ thuộc nếu họ không còn khả năng lao động hoặc không có thu nhập đáng kể để tự nuôi sống bản thân. Trong một số trường hợp, cha mẹ, ông bà còn có thể là người phụ thuộc nếu họ đã vượt quá tuổi lao động hoặc có hoàn cảnh đặc biệt cần được chăm sóc.
- Vợ, chồng: Một số trường hợp người nộp thuế có vợ hoặc chồng không có thu nhập hoặc không có khả năng lao động, họ cũng có thể được đăng ký là người phụ thuộc. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân và tình trạng kinh tế của người phụ thuộc.
- Các cá nhân khác trong gia đình: Pháp luật cũng cho phép mở rộng khái niệm người phụ thuộc đối với những cá nhân khác trong gia đình mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, chẳng hạn như anh chị em ruột, hoặc cháu nếu họ không có khả năng lao động và người nộp thuế phải đảm nhận vai trò nuôi dưỡng.
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh
Con dưới 18 tuổi
Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có) (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động
Hồ sơ chứng minh gồm có:
(1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có) (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.
Con đang theo học tại các bậc học
Hồ sơ chứng minh gồm:
(1) Bản chụp Giấy khai sinh.
(2) Bản chụp thẻ sinh viên/bản khai có xác nhận của nhà trường/giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông/học nghề.
Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng
Ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con…
Đối với vợ/chồng
Hồ sơ chứng minh gồm có:
(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú/Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư/giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng)/Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn (Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu)
Trường hợp vợ/chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Đối với cha, mẹ
(Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ, cha, mẹ chồng, cha dượng, mẹ kế, cha, mẹ nuôi)
Hồ sơ chứng minh gồm:
(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như:
Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú; hoặc
Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoặc
Giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp;
Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
(Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu)
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Đối với các cá nhân khác
(Gồm: Anh, chị, em ruột của người nộp thuế; ông, bà nội; ông, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế; con của anh ruột, chị ruột, em ruột; người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định mà không có nơi nương tựa được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng)
Hồ sơ gồm:
(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Các giấy tờ hợp pháp là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
- Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.
(Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu)).
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).
Nếu người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc
Người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế nộp cho nơi trả thu nhập hoặc đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế.
Theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc cụ thể như sau:
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập
- Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
- Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm:
+ Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc như:
* Bản sao Thẻ căn cước công dân/CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;
* Bản sao Giấy khai sinh/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi;
* Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài/người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
+ Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TH-TCT về cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
Trường hợp người nộp thuế trực tiếp đăng ký với cơ quan thuế
Nếu cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TCT;
- Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; hoặc
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; hoặc
- Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Lưu ý: Trên đây là hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh theo từng đối tượng. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc người nộp thuế phải nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cho nơi trả thu nhập/cơ quan thuế tương ứng theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Quá thời hạn này nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
Liên hệ Tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Khái niệm về người phụ thuộc
Người phụ thuộc được hiểu là những người mà cá nhân nộp thuế phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, do không có khả năng tự lo cho cuộc sống của mình. Các đối tượng người phụ thuộc được xác định dựa trên các quy định pháp lý hiện hành, bao gồm:
- Con dưới 18 tuổi: Đây là nhóm người phụ thuộc cơ bản, vì trẻ em dưới 18 tuổi chưa đủ điều kiện lao động hoặc có khả năng tự trang trải cuộc sống.
- Con trên 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động: Đối với con cái vượt quá độ tuổi lao động, nếu không có khả năng tự lao động do khuyết tật, bệnh tật, thì cũng sẽ được coi là người phụ thuộc. Những trường hợp này cần phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng sức khỏe.
- Cha, mẹ, ông bà: Những người này cũng có thể được xem là người phụ thuộc nếu họ không còn khả năng lao động hoặc không có thu nhập đáng kể để tự nuôi sống bản thân. Trong một số trường hợp, cha mẹ, ông bà còn có thể là người phụ thuộc nếu họ đã vượt quá tuổi lao động hoặc có hoàn cảnh đặc biệt cần được chăm sóc.
- Vợ, chồng: Một số trường hợp người nộp thuế có vợ hoặc chồng không có thu nhập hoặc không có khả năng lao động, họ cũng có thể được đăng ký là người phụ thuộc. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân và tình trạng kinh tế của người phụ thuộc.
- Các cá nhân khác trong gia đình: Pháp luật cũng cho phép mở rộng khái niệm người phụ thuộc đối với những cá nhân khác trong gia đình mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, chẳng hạn như anh chị em ruột, hoặc cháu nếu họ không có khả năng lao động và người nộp thuế phải đảm nhận vai trò nuôi dưỡng.
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh
Con dưới 18 tuổi
Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có) (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động
Hồ sơ chứng minh gồm có:
(1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (nếu có) (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật.
Con đang theo học tại các bậc học
Hồ sơ chứng minh gồm:
(1) Bản chụp Giấy khai sinh.
(2) Bản chụp thẻ sinh viên/bản khai có xác nhận của nhà trường/giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông/học nghề.
Con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng
Ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: Bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con…
Đối với vợ/chồng
Hồ sơ chứng minh gồm có:
(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú/Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư/giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng)/Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn (Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu)
Trường hợp vợ/chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Đối với cha, mẹ
(Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ, cha, mẹ chồng, cha dượng, mẹ kế, cha, mẹ nuôi)
Hồ sơ chứng minh gồm:
(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như:
Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú; hoặc
Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoặc
Giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp;
Giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
(Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu)
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Đối với các cá nhân khác
(Gồm: Anh, chị, em ruột của người nộp thuế; ông, bà nội; ông, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế; con của anh ruột, chị ruột, em ruột; người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định mà không có nơi nương tựa được người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng)
Hồ sơ gồm:
(1) Bản chụp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bổ sung Căn cước công dân so với trước đây).
(2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Các giấy tờ hợp pháp là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
- Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp.
(Trước đây yêu cầu bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu) hoặc bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu)).
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
- Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).
Nếu người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như:
- Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động.
- Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc
Người nộp thuế chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuế nộp cho nơi trả thu nhập hoặc đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế.
Theo hướng dẫn tại khoản 10 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc cụ thể như sau:
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập
- Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập.
- Hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc gồm:
+ Văn bản ủy quyền và giấy tờ của người phụ thuộc như:
* Bản sao Thẻ căn cước công dân/CMND còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên;
* Bản sao Giấy khai sinh/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi;
* Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài/người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
+ Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp và gửi Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TH-TCT về cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
Trường hợp người nộp thuế trực tiếp đăng ký với cơ quan thuế
Nếu cá nhân không ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc thì nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế tương ứng theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu 20-ĐK-TCT;
- Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; hoặc
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi; hoặc
- Bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.
Lưu ý: Trên đây là hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh theo từng đối tượng. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc người nộp thuế phải nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc cho nơi trả thu nhập/cơ quan thuế tương ứng theo khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC.
Quá thời hạn này nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
Liên hệ Tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com