Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh có lợi?
Thành lập công ty và hộ kinh doanh là hai hình thức khá phổ biến cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Sự lựa chọn giữa thành lập công ty và hộ kinh doanh phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, quy mô hoạt động, và sự phân tích về ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức.
Khái quát về hộ kinh doanh
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Khái quát về Công ty
Công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ thể thành lập công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân.
Ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể
Ưu điểm
- Thủ tục của hộ kinh doanh cá thể tương đối đơn giản nên không mất nhiều thời gian và chi phí.
- Việc quản lý và điều hành hộ kinh doanh cá thể tương đối dễ dàng do số lượng thành viên hộ kinh doanh ít và chủ yếu là thành viên trong cùng hộ gia đình
- Hộ kinh doanh cá thể sẽ đóng mức thuế khoán cố định vào hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí vào hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu của từng năm mà sẽ không phát sinh bất kỳ chi phí khác.
Nhược điểm
- Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, do đó mỗi người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất. Hộ kinh doanh không được quyền tham gia thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác.
- Hộ kinh doanh không được mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như công ty.
- Số lượng lao động của hộ kinh doanh bị giới hạn không quá 10 lao động.
- Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).
Ưu và nhược điểm của công ty
Ưu điểm
- Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần góp đã góp vào công ty: khi thành lập công ty, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp, trừ thành viên hợp danh trong công ty hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Một người có thể thành lập nhiều công ty với đa dạng các ngành nghề khác nhau: xuất phát từ việc chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty nên một người có thể được thành lập hoặc tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại nhiều công ty (trừ thường hợp là thành viên hợp danh của công ty hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân).
- Dễ dàng trong việc phát triển, mở rộng quy mô hoạt động: khi thành lập công ty bạn có thể đăng ký tất cả những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Để mở rộng quy mô hoạt động, bạn có thể huy động thêm vốn góp từ những cá nhân, tổ chức khác hoặc mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại những địa phương khác ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Công ty được quyền sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).
Nhược điểm
- Thủ tục thành lập công ty phức tạp hơn so với thành lập hộ kinh doanh cá thể nên khi thành lập công ty sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
- Quy mô của công ty rộng hơn nên cũng yêu cầu việc quản lý, điều hành phức tạp hơn.
- Vì được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng nên công ty phải thực hiện chế độ kê khai thuế hàng tháng hoặc hàng quý và Báo cáo tài chính cuối năm.
- Mức thuê môn bài của công ty cao hơn hộ kinh doanh cá thể và phụ thuộc vào vốn điều lệ mà công ty đăng ký.
- Thủ tục giải thể công ty cũng phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể.
Như vậy, qua những ưu nhược điểm về 2 loại hình trên, ta có thể thấy tùy thuộc vào quy mô hoạt động, khả năng về mặt tài chính mà có thể lựa chọn đăng ký. Nếu mong muốn mở rộng quy mô sản xuất và mô hình kinh doanh thì lựa chọn đăng ký loại hình công ty là đúng đắn. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô địa phương đơn lẻ thì nên đăng ký hộ kinh doanh là lựa chọn phù hợp.
Thời gian thực hiện thành lập công ty và hộ kinh doanh
Trong vòng 05-07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
Chi phí thành lập công ty và hộ kinh doanh
THỦ TỤC TRỌN GÓI CHỈ VỚI 1.400.000đ
Tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Khái quát về hộ kinh doanh
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Khái quát về Công ty
Công ty là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ thể thành lập công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân.
Ưu và nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể
Ưu điểm
- Thủ tục của hộ kinh doanh cá thể tương đối đơn giản nên không mất nhiều thời gian và chi phí.
- Việc quản lý và điều hành hộ kinh doanh cá thể tương đối dễ dàng do số lượng thành viên hộ kinh doanh ít và chủ yếu là thành viên trong cùng hộ gia đình
- Hộ kinh doanh cá thể sẽ đóng mức thuế khoán cố định vào hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí vào hàng tháng do cơ quan thuế ấn định và lệ phí môn bài tùy theo doanh thu của từng năm mà sẽ không phát sinh bất kỳ chi phí khác.
Nhược điểm
- Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, do đó mỗi người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất. Hộ kinh doanh không được quyền tham gia thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác.
- Hộ kinh doanh không được mở rộng phạm vi hoạt động thông qua việc mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như công ty.
- Số lượng lao động của hộ kinh doanh bị giới hạn không quá 10 lao động.
- Hộ kinh doanh không được phép sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).
Ưu và nhược điểm của công ty
Ưu điểm
- Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần góp đã góp vào công ty: khi thành lập công ty, các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp, trừ thành viên hợp danh trong công ty hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Một người có thể thành lập nhiều công ty với đa dạng các ngành nghề khác nhau: xuất phát từ việc chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty nên một người có thể được thành lập hoặc tham gia góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại nhiều công ty (trừ thường hợp là thành viên hợp danh của công ty hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân).
- Dễ dàng trong việc phát triển, mở rộng quy mô hoạt động: khi thành lập công ty bạn có thể đăng ký tất cả những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Để mở rộng quy mô hoạt động, bạn có thể huy động thêm vốn góp từ những cá nhân, tổ chức khác hoặc mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại những địa phương khác ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Công ty được quyền sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).
Nhược điểm
- Thủ tục thành lập công ty phức tạp hơn so với thành lập hộ kinh doanh cá thể nên khi thành lập công ty sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
- Quy mô của công ty rộng hơn nên cũng yêu cầu việc quản lý, điều hành phức tạp hơn.
- Vì được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng nên công ty phải thực hiện chế độ kê khai thuế hàng tháng hoặc hàng quý và Báo cáo tài chính cuối năm.
- Mức thuê môn bài của công ty cao hơn hộ kinh doanh cá thể và phụ thuộc vào vốn điều lệ mà công ty đăng ký.
- Thủ tục giải thể công ty cũng phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh cá thể.
Như vậy, qua những ưu nhược điểm về 2 loại hình trên, ta có thể thấy tùy thuộc vào quy mô hoạt động, khả năng về mặt tài chính mà có thể lựa chọn đăng ký. Nếu mong muốn mở rộng quy mô sản xuất và mô hình kinh doanh thì lựa chọn đăng ký loại hình công ty là đúng đắn. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô địa phương đơn lẻ thì nên đăng ký hộ kinh doanh là lựa chọn phù hợp.
Thời gian thực hiện thành lập công ty và hộ kinh doanh
Trong vòng 05-07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
Chi phí thành lập công ty và hộ kinh doanh
THỦ TỤC TRỌN GÓI CHỈ VỚI 1.400.000đ
Tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại
TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com