Quy định bắt buộc hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn
Từ ngày 01/6/2025, hệ thống hóa đơn điện tử tại Việt Nam sẽ bước sang một giai đoạn mới theo quy định tại Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Một trong những thay đổi quan trọng là việc mở rộng đối tượng bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, trong đó có hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
Quy định chung về hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền
Căn cứ Khoản 2, Điều 8, Thông tư 78/2021/TT-BTC, đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo các mô hình kinh doanh: Siêu thị, trung tâm thương mại, bán lẻ hàng tiêu dùng, nhà hàng, ăn uống, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, dịch vụ vui chơi, giải trí và một số dịch vụ khác.
Lưu ý: Các đối tượng nêu trên được lựa chọn áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, hóa đơn điện tử có mã hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Nguyên tắc khởi tạo hóa đơn điện tử có mã từ máy tính tiền
Căn cứ theo Điều 11, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nguyên tắc khởi tạo hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan thuế:
- Nhận biết được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Không yêu cầu bắt buộc có chữ ký số.
- Các khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn hoặc bản sao chụp hóa đơn hoặc tra cứu thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn, được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp nhằm làm căn cứ xác định nghĩa vụ về thuế.
Nội dung trên hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 8, Thông tư 78/2021/TT-BTC, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế gồm có các nội dung như sau:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán: Ghi thông tin khớp với thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đăng ký hợp tác xã.
- Thông tin người mua trong trường hợp người mua yêu cầu.
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng và giá thanh toán.
- Thời điểm lập hóa đơn.
- Mã của cơ quan thuế.
Có thể thấy, nội dung của hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế có nội dung khá đơn giản, dễ áp dụng đối với nhiều đối tượng, dễ dàng xuất hóa đơn theo đúng quy định.
Những điểm mới liên quan đến hộ kinh doanh tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP
Bổ sung khái niệm về hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền
Máy tính tiền là hệ thống tính tiền bao gồm một thiết bị điện tử đồng bộ hoặc một hệ thống gồm nhiều thiết bị điện tử được kết hợp với nhau bằng giải pháp công nghệ thô.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, bổ sung khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (sau đây gọi là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền) là hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập từ hệ thống tính tiền, dữ liệu được chuyển đến cơ quan thuế theo định dạng được quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Như vậy, có thể hiểu hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền là:
- Hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc có dữ liệu điện tử giúp người mua có thể tra cứu và kê khai.
- Hóa đơn này được lập từ hệ thống tính tiền của người bán và tự động chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế theo định dạng quy định.
Các đối tượng thuộc diện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các đối tượng thuộc diện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là:
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 01 tỷ đồng/năm trở lên theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019.
– Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, bao gồm:
+ Trung tâm thương mại;
+ Siêu thị;
+ Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác);
+ Ăn uống;
+ Nhà hàng;
+ Khách sạn;
+ Dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác
Nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ ngày 01/6/2025
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là:
- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
- Không bắt buộc có chữ ký số;
- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Nội dung của hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền cần có các nội dung sau để hợp lệ:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;
- Thời điểm lập hóa đơn;
- Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hoá đơn điện tử.
(Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
Hộ kinh doanh cần chuẩn bị gì trước ngày 1/6/2025?
Để tuân thủ quy định mới, các hộ kinh doanh và cá nhân thuộc diện bắt buộc cần:
- Rà soát doanh thu 12 tháng gần nhất để xác định mình có thuộc diện bắt buộc hay không
- Trang bị máy tính tiền hoặc phần mềm quản lý bán hàng có kết nối thuế.
- Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế cấp phép.
- Đăng ký sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền với cơ quan thuế.
- Đào tạo nhân viên sử dụng hệ thống mới, đảm bảo vận hành trơn tru.
Tư vấn miễn phí O969.541.541 Mr Chiêm (Call/Zalo)
Theo dõi chúng tôi tại

TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
.jpg)
Quy định chung về hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền
Căn cứ Khoản 2, Điều 8, Thông tư 78/2021/TT-BTC, đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo các mô hình kinh doanh: Siêu thị, trung tâm thương mại, bán lẻ hàng tiêu dùng, nhà hàng, ăn uống, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, dịch vụ vui chơi, giải trí và một số dịch vụ khác.
Lưu ý: Các đối tượng nêu trên được lựa chọn áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, hóa đơn điện tử có mã hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Nguyên tắc khởi tạo hóa đơn điện tử có mã từ máy tính tiền
Căn cứ theo Điều 11, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nguyên tắc khởi tạo hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan thuế:
- Nhận biết được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Không yêu cầu bắt buộc có chữ ký số.
- Các khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn hoặc bản sao chụp hóa đơn hoặc tra cứu thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn, được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp nhằm làm căn cứ xác định nghĩa vụ về thuế.
Nội dung trên hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 8, Thông tư 78/2021/TT-BTC, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế gồm có các nội dung như sau:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán: Ghi thông tin khớp với thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đăng ký hợp tác xã.
- Thông tin người mua trong trường hợp người mua yêu cầu.
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng và giá thanh toán.
- Thời điểm lập hóa đơn.
- Mã của cơ quan thuế.
Có thể thấy, nội dung của hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế có nội dung khá đơn giản, dễ áp dụng đối với nhiều đối tượng, dễ dàng xuất hóa đơn theo đúng quy định.
Những điểm mới liên quan đến hộ kinh doanh tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP
Bổ sung khái niệm về hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền
Máy tính tiền là hệ thống tính tiền bao gồm một thiết bị điện tử đồng bộ hoặc một hệ thống gồm nhiều thiết bị điện tử được kết hợp với nhau bằng giải pháp công nghệ thô.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, bổ sung khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (sau đây gọi là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền) là hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập từ hệ thống tính tiền, dữ liệu được chuyển đến cơ quan thuế theo định dạng được quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Như vậy, có thể hiểu hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền là:
- Hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc có dữ liệu điện tử giúp người mua có thể tra cứu và kê khai.
- Hóa đơn này được lập từ hệ thống tính tiền của người bán và tự động chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế theo định dạng quy định.
Các đối tượng thuộc diện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các đối tượng thuộc diện sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là:
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 01 tỷ đồng/năm trở lên theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019.
– Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng, bao gồm:
+ Trung tâm thương mại;
+ Siêu thị;
+ Bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác);
+ Ăn uống;
+ Nhà hàng;
+ Khách sạn;
+ Dịch vụ vận tải hành khách, dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ, dịch vụ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động chiếu phim, dịch vụ phục vụ cá nhân khác
Nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ ngày 01/6/2025
Theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là:
- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
- Không bắt buộc có chữ ký số;
- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Nội dung của hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền cần có các nội dung sau để hợp lệ:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế/số định danh cá nhân/số điện thoại của người mua theo quy định (nếu người mua yêu cầu);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ nội dung giá bán chưa thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán có thuế giá trị gia tăng;
- Thời điểm lập hóa đơn;
- Mã của cơ quan thuế hoặc dữ liệu điện tử để người mua có thể truy xuất, kê khai thông tin hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
Người bán gửi hoá đơn điện tử cho người mua bằng hình thức điện tử (tin nhắn, thư điện tử và các hình thức khác) hoặc cung cấp đường dẫn hoặc mã QR để người mua tra cứu, tải hoá đơn điện tử.
(Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
Hộ kinh doanh cần chuẩn bị gì trước ngày 1/6/2025?
Để tuân thủ quy định mới, các hộ kinh doanh và cá nhân thuộc diện bắt buộc cần:
- Rà soát doanh thu 12 tháng gần nhất để xác định mình có thuộc diện bắt buộc hay không
- Trang bị máy tính tiền hoặc phần mềm quản lý bán hàng có kết nối thuế.
- Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế cấp phép.
- Đăng ký sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền với cơ quan thuế.
- Đào tạo nhân viên sử dụng hệ thống mới, đảm bảo vận hành trơn tru.

Theo dõi chúng tôi tại


TRUNG TÂM TƯ VẤN GIẤY PHÉP - THUẾ - KẾ TOÁN TÍN VIỆT
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
Tell: (028)39.733.734 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com