Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp được quy định thế nào?
Khi quý khách có nhu cầu thành lập công ty thì Người đại diện theo pháp luật phải đáp ứng những điều kiện gì? Có phải tất cả các thành viên trong công ty đều được chọn làm người đại diện theo pháp luật? Những vấn đề này sẽ được Tín Việt làm rõ trong bài viết dưới đây.
Người đại diện theo pháp luật là gì?
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Pháp luật Việt Nam đã quy định rất cụ thể về đại diện theo pháp luật, căn cứ vào Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, theo đó, đại diện theo pháp luật có thể là cá nhân cũng có thể là một tổ chức pháp nhân, những người này đóng vai trò, trách nhiệm nhân danh quyền, lợi ích của những cá nhân, pháp nhân khác và hoạt động vì lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân đó, thực hiện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Cá nhân, pháp nhân đại diện được gọi chung là người đại diện, cá nhân, pháp nhân giao quyền được gọi chung là người được đại diện.
– Người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
– Vì người đại diện là cá nhân, pháp nhân nên điều kiện tiên quyết để được làm người đại diện là cần phải đáp ứng điều kiện có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đầy đủ năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật, và phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Đối với người đại diện theo pháp luật là pháp nhân thì pháp nhân này có thể là một công ty, một doanh nghiệp, tổ chức xã hội…
Quy định về điều kiện để làm người Đại diện Pháp Luật?
Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2020, Đại diện Pháp Luật được quy định là:
Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị Luật cấm tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp;
Đến từ bất cứ đâu, không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch;
Được xác nhận thường trú tại Việt Nam. Nếu là người nước ngoài thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải có Thẻ tạm trú theo quy định của pháp luật;
Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) – Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật;
Đối với người được giám hộ – Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật;
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Người được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật;
Đối với hộ gia đình – Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.
Đại diện Pháp Luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
Tham khảo thêm: Những điều Quý khách cần biết khi Thành lập công ty
Dịch vụ của Tín Việt cung cấp tới khách hàng |
Đại diện Pháp Luật trong từng loại hình Doanh nghiệp
Công ty TNHH một thành viên:
Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc;
Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc Công Ty TNHH một thành viên đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Công ty TNHH hai thành viên:
Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc;
Sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ;
Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc Công Ty TNHH hai thành viên đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên cũng có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Công ty Cổ Phần:
Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Quản trị/ Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc;
Sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông;
Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc Công Ty Cổ Phần không thể làm Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào khác, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty khác với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Doanh nghiệp tư nhân:
Chức danh Đại diện Pháp Luật: Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc;
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. (Khoản 3, Điều 188, Luật Doanh nghiệp năm 2020);
Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc Doanh nghiệp Tư Nhân đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Khi xuất cảnh khỏi Việt Nam trong thời hạn quá 30 ngày liên tục, đại diện pháp luật phải thực hiện các công việc sau:
- Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Ðiều lệ công ty;
- Gửi văn bản ủy quyền đó đến Sở Kế hoạch và Ðầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp.
Xem thêm: Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập doanh nghiệp?
Có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật không?
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật (Khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020)
Quy định này sẽ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, doanh nghiệp được tự quyết định số lượng người đại diện theo pháp luật cho mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.
Phải có ít nhất 1 người đại diện theo pháp luật ở trong nước
Hiện nay, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ còn 01 người đại diện theo pháp luật nhưng không đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị phải cử người khác thay thế.
Khoản 5 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định phải thay thế người đại diện theo pháp luật duy nhất của doanh nghiệp khi người này thuộc một trong 10 trường hợp sau:
- Vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
- Chết;
- Mất tích;
- Bị tạm giam;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Bị hạn chế hạn hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
So với Luật Doanh nghiệp 2014, Doanh nghiệp 2020 đã bỏ trường hợp người đại diện theo pháp luật bị kết án tù.
Đồng thời, quy định mới đã bổ sung thêm 05 trường hợp: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Đang chấp hành hình phạt tù; Bị hạn chế hạn hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện hoặc giáo dục bắt buộc; Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Xem thêm: Hướng dẫn đặt tên công ty hay và dễ nhớ đúng Luật!
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật
Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có những trách nhiệm sau:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ nêu trên.
Phải liên đới chịu trách nhiệm nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp
Theo khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật.
Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật không quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật đều có đủ thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp trước bên thứ ba.
Đáng chú ý, nếu không quy định rõ quyền cho từng người thì tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật là chúc danh rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Họ là những người đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, giao dịch theo đúng quy định của pháp luật.
Tham khảo: Dịch vụ Thành lập công ty của Tín Việt
Dịch vụ của Tín Việt cung cấp tới khách hàng |
Công ty TNHH Dịch vụ Giấy phép - Thuế - Kế toán Tín Việt
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
(028) 39.733.734 - 39.733.735 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com
Theo dõi chúng tôi tại