Phân biệt Giám đốc và Tổng giám đốc trong công ty
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nên rất nhiều doanh nghiệp được thành lập. Để thực hiện tốt công tác quản trị thì việc lựa chọn hay bổ nhiệm Giám đốc – Tổng giám đốc, điều hành Công ty rất quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua bài viết dưới đây, Tín Việt sẽ cung cấp cho Quý khách những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này sau khi thành lập công ty.
Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc trong công ty
Luật doanh nghiệp quy định như sau:
"Điều 64. Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên."
Xem thêm: Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp được quy định thế nào?
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc/Tổng giám đốc trong công ty
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc công ty được quy định cụ thể tại điều 65, Luật doanh nghiệp như sau:
"Điều 65. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
3. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó."
Kết luận:
– Giám đốc, Tổng giám đốc trước tiên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng quy định theo Luật doanh nghiệp ví dụ như : cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan trong đơn vị, cơ quan quân đội nhân dân, công an nhân dân; người chưa thành niên hay bị truy tố hình sự, đang chấp hành án…;
– Giám đốc, Tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh. Nếu công ty cần Giám đốc, Tổng giám đốc mà không theo tiêu chuẩn này hoặc theo tiêu chuẩn khác theo yêu cầu, tình hình riêng của công ty thì phải quy định trong Điều lệ công ty.
– Đối với trường hợp một công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Khi thành lập công ty con thì ngoài trừ các tiêu chuẩn và điều kiện ở trên thì Giám đốc, Tồng giám đốc công ty con không được có mối quan hệ thân cận với quản lý công ty mẹ, với người đại diện phần vốn nhà nước trong công ty mẹ. Mối quan hệ cụ thể như sau: là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu.
Điểm khác biệt giữa Tổng giám đốc và Giám đốc
Điểm giống nhau
Tổng giám đốc và Giám đốc đều là người điều hành kinh doanh hàng ngày của công ty, đồng thời chịu sự giám sát của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về quyền và nhiệm vụ.
Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc và Giám đốc không quá 5 năm, tuy nhiên có thể được bổ nhiệm lại và số nhiệm kỳ là không hạn chế. GM và Giám đốc của công ty không được đồng thời làm Tổng giám đốc và Giám đốc của công ty khác.
Xem thêm: Nên chọn Thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn hay Công ty Cổ phần?
Điểm khác nhau
Tổng giám đốc là gì?
Tổng giám đốc công ty (General manager - GM) là người đóng vai trò chung cho việc quản lý doanh thu, chi phí của một công ty, thực hiện giám sát hầu hết các chức năng của một công ty từ tiếp thị bán hàng đến các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Ngoài ra, Tổng giám đốc còn chịu trách nhiệm lập kế hoạch, điều phối, ủy thác, điều phối đội ngũ nhân sự, đưa ra quyết định nhằm đạt được kết quả lợi nhuận tốt nhất.
Trong nhiều trường hợp, GM sẽ có chức danh khác nhau tùy theo quy mô và sự quyết định của HĐQT, hầu hết nhà quản lý doanh nghiệp sẽ nắm giữa các chức danh Giám đốc điều hành (CEO) hoặc chủ tịch. Một công ty lớn, có nhiều phó chủ tịch hoặc có nhiều Giám đốc thì sẽ có chức doanh Tổng giám đốc.
Giám đốc là gì?
Giám đốc công ty là người có trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh của công ty, do HĐQT bầu ra, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ được giao. Quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp tới kinh doanh hàng ngày của công ty, thực hiện các quyết định của HĐQT, tổ chức lên kế hoạch chiến lược kinh doanh phát triển của đơn vị.
=> Giám đốc là người quản lý các mục tiêu chiến lược của công ty, tạo ra chính sách hoạt động và theo dõi tài chính. Tổng giám đốc cũng quản lý ngân sách, chi tiêu nhưng họ có xu hướng tham gia các hoạt động hàng ngày của công ty nhiều hơn. Tuy cũng có chức năng cũng tương tự như Giám đốc nhưng điểm khác lớn nhất chính là Giám đốc chỉ có quyền điều hành hoạt động của công ty con (nếu doanh nghiệp có nhiều công ty con, chi nhánh) còn GM có quyền điều hành hoạt động tất cả các công ty con.
Trách nhiệm của Tổng giám đốc và Giám đốc
Tổng giám đốc
Họ là người phát triển văn hóa, môi trường của nơi làm việc, GM quản lý hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ủy thác công việc giữa các nhóm nhằm duy trì tiến độ công việc, nâng cao năng suất, doanh thu. Ngoài ra Tổng giám đốc còn có trách nhiệm quan sát, sử dụng dữ liệu phân tích hoạt động kinh doanh, phân bổ doanh thu, nguồn lực, dự án. Giống như nhà quản lý chung, Tổng giám đốc tạo ra các chiến lược làm tăng hiệu quả, lợi nhuận của một công ty, họ làm việc với một số bộ phận để duy trì sự hoạt động của doanh nghiệp.
Giám đốc công ty
Giám đốc phát triển các hoạt động, quy trình mới, đặc biệt là vấn đề liên quan đến kế toán, chi tiêu. Họ có thể thiết kế lại các dự án, đề xuất, cơ sở hạ tầng của công ty nhằm mục đích tối ưu hóa quá trình làm việc, đem lại kết quả cao và sinh lời nhiều hơn. Giám đốc sẽ chịu trách nhiệm gặp chủ tịch để cập nhật, nói về các dự án, kế hoạch kinh doanh. Lập dự toán ngân sách hàng năm phù hợp với mục tiêu chi phí, khả năng tạo doanh thu của đơn vị. Ngoài ra còn phải đảm bảo chính sách công ty đúng quy định của nhà nước, điều phối công việc cho cấp dưới, thuê tư vấn bên ngoài cho các dự án.
=> Điểm khác biệt chính là Tổng giám đốc chịu trách nhiệm cho tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp bao gồm chức năng hành chính và tài chính. Trong khi đó, Giám đốc chỉ chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ đó có thể thấy Tổng giám đốc có trách nhiệm vai trò lớn hơn, xử lý phạm vi nhiệm vụ rộng hơn.
Tham khảo thêm: Những điều Quý khách cần biết khi Thành lập công ty
TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CỦA TÍN VIỆT
Bước 1- Chuẩn bị giấy tờ và thông tin:
Chuyên viên Tín Việt sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị giấy tờ, kiểm tra tên công ty và hướng dẫn đặt tên công ty không bị trùng; hướng dẫn ghi địa chỉ phù hợp; tư vấn ngành nghề đầy đủ; hướng dẫn khai vốn điều lệ hợp lý...
Bước 2- Soạn hồ sơ:
Chuyên viên sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ căn cứ vào thông tin quý khách cung cấp, thời gian soạn hồ sơ hoàn thành từ 30 phút sau khi nhận đầy đủ thông tin từ Quý khách.
Bước 3- Giao nhận hồ sơ:
Tín Việt gửi hồ sơ cho khách kiểm tra thông tin đã cung cấp. Sau đó, Tín Việt sẽ in hồ sơ và mang đến tận nơi cho quý khách ký hồ sơ.
Bước 4- Nộp hồ sơ và nhận kết quả:
Tín Việt sẽ đại diện Quý khách nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp tư Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thời hạn hoàn thành: Dự kiến 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ phản hồi kết quả Cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.
Bước 5- Khắc dấu tròn:
Tín Việt đăng ký khắc dấu tròn loại tự động tốt nhất và nhận con dấu trong 01 ngày làm việc. Đồng thời, Tín Việt chuẩn bị hồ sơ thông báo mẫu dấu và nộp trong ngày làm việc tiếp theo.
Bước 6- Thực hiện khai hồ sơ pháp lý thuế ban đầu bao gồm:
- Soạn và nộp hồ sơ khai thuế ban đầu nộp cho cơ quan thuế quản lý: Quyết định bổ nhiệm giám đốc; kế toán; đăng ký hình thức kế toán; khấu hao tài sản...;
- Soạn hồ sơ góp vốn và sổ đăng ký thành viên/cổ đông
- Thông báo và hướng dẫn cho Quý khách mở tài khoản ngân hàng;
- Thông báo tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký chữ ký số cho khách;
- Đăng ký tài khoản khai thuế và nộp thuế điện tử;
- Nộp tờ khai Lệ phí môn bài;
- Nộp Lệ phí môn bài qua mạng;
- Đăng ký phương pháp tính thuế;
- Đăng ký hóa đơn điện tử;
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
- Chuẩn bị hồ sơ cần thiết để cơ quan thuế hoặc phòng kinh tế kiểm tra trụ sở;
- Hướng dẫn khách hàng các thủ tục tiếp theo;
Thành lập công ty là một thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng và phức tạp, nếu Quý khách không có nhiều thời gian tìm hiểu, thì hãy để Tín Việt hỗ trợ Quý khách thực hiện dịch vụ với chi phí rất hợp lý và nhanh chóng.
Quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay với Tín Việt để được tư vấn sớm nhất - O969.541.541 (Call/Sms/Zalo 24/24) Mr Chiêm
Về chi phí và công việc cụ thể Quý khách tham khảo bài viết này: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói giá rẻ
- Quý khách chỉ cần đặt TÊN HỘ KINH DOANH và ĐỊA CHỈ, công việc còn lại là của TÍN VIỆT
- Chuyên viên sẽ tư vấn tận tình liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp.
- Hỗ trợ Quý khách chuẩn bị giấy tờ cần thiết, soạn hồ sơ, trực tiếp nộp hồ sơ và giao nhận hồ sơ tận nơi cho khách.
- Hồ sơ hoàn thành chỉ 30 phút, Giấy phép hoàn thành chỉ 03 ngày làm việc.
Liên hệ ngay hoặc để lại tin nhắn cho chúng tôi bất kỳ thời gian nào O969.541.541 (Call/Sms/Zalo 24/24) Mr Chiêm
Theo dõi chúng tôi tại
Công ty TNHH Dịch vụ Giấy phép - Thuế - Kế toán Tín Việt
Văn phòng: 11/7 Thoại Ngọc Hầu, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TPHCM
(028) 39.733.734 - 39.733.735 - Hotline O969.541.541
Email: admin@ketoantinviet.com
Website: ketoantinviet.vn - ketoantinviet.com.vn - ketoantinviet.com